Xe Dap Touring

Hướng dẫn cách bảo dưỡng xe đạp touring

Rate this post

Khi bạn chi tiền để mua một chiếc xe đạp touring phổ thông hay cao cấp thì việc bảo dưỡng xe đạp là vô cùng quan trọng, giúp duy trì hiệu năng cũng như kéo dài tuổi thọ của xe đạp.  Hãy cùng rikulau.vn tìm hiểu các bước bảo trì – bảo dưỡng xe đạp tại nhà nhé!.

Xe Dap Touring Peloton

Cách bảo dưỡng xe đạp touring tại nhà hiệu quả

Xe đạp touring là gì?

Xe đạp touring hay còn gọi là xe đạp đi phượt là dòng xe đạp có khả năng chịu tải tốt, kế thừa nhiều ưu điểm từ các dòng xe khác nhau như khả năng linh hoạt của roadbike, khả năng vượt địa hình của xe đạp leo núi và sự tiện dụng của xe đạp đường phố.

Xe Dap Touring

Xe đạp touring RIKULAU Traverse 700C

Đặc trưng của xe đạp touring

Khung xe chắc chắn: Để đảm bảo sự bền bỉ và độ an toàn cho người sử dụng, xe đạp touring thường được thiết kế với khung xe bằng thép hoặc hợp kim nhôm chắc chắn.

Khung Xe Dap

Bộ truyền động ổn định: Để di chuyển một cách mượt mà trên những địa hình khó khăn, xe đạp touring thường được trang bị bộ truyền động ổn định với các bộ phận như bộ chuyển đổi số, đĩa trước và sau, bộ lắp ráp và dây đề.

Xe Dap Touring

bo chuyen doi so

Hệ thống phanh đĩa: Để đảm bảo an toàn khi di chuyển trên những địa hình đầy thử thách, xe đạp touring thường được trang bị hệ thống phanh đĩa với đĩa phanh trước và sau giúp phanh nhanh và hiệu quả.

Bánh xe lớn: Bánh xe lớn giúp giảm chấn và tăng độ bền cho xe, giúp người sử dụng di chuyển trên những con đường địa hình khó khăn một cách dễ dàng hơn.

Tầm nhìn rộng: Xe đạp touring thường có tầm nhìn rộng hơn so với các loại xe đạp khác, giúp người sử dụng có thể quan sát môi trường xung quanh và định hướng di chuyển một cách dễ dàng.

Một số lưu ý khi đi phượt bằng xe đạp touring

Chọn đường đi hợp lý

Nếu đây là lần đầu tiên bạn trải nghiệm đi du lịch đường dài bằng xe đạp touring thì bạn nên chọn những đoạn đường dễ, có trải nhựa hoặc ít nhất là có độ bằng phẳng cao để có thể dễ dàng đạp xe, thưởng thức phong cảnh ven đường và tận hưởng chuyến đi phượt của mình.

Có thể bạn cũng quan tâm:  Mua Xe Đạp Đua Siêu Nhẹ Uy Tín Tại Cửa Hàng Chuyên Nghiệp

Nếu bạn đã quen sử dụng xe đạp touring để đi du lịch thì bạn có thể lựa chọn nhiều đoạn đường khác nhau để tăng thêm sự thú vị cho chuyến đi.

Xe Dap Touring Boabal

Lựa chọn quần áo phù hợp với chuyến đi

Nếu thời tiết khô ráo và ấm áp bạn nên mặc một chiếc áo nỉ thấm mồ hôi hay một chiếc áo phông mỏng nhẹ.

Nếu đi vào buổi tối lạnh thì những chiếc áo giữ ấm mỏng nhẹ sẽ là bạn đồng hành không thể hợp lý hơn cho bạn.

xe dap touring

Chú ý an toàn cho bản thân và mọi người

– Đến những đoạn đường bị khuất tầm nhìn hay có nhiều chướng ngại vật, bạn nên tập trung quan sát và cảnh báo với mọi người trong đoàn đi phượt của mình để giữ an toàn cho bản thân và cả cho đoàn.

– Nên kiểm tra cẩn thận xe đạp và các thiết bị đi kèm trước chuyến đi. Các bạn có thể lắp thêm đèn chiếu sáng vào mũ hay bánh trước để nhìn đường vào đêm tối.

Mang theo đầy đủ đồ dùng cá nhân, thức ăn, nước uống và dụng cụ sửa xe

– Chuẩn bị đầy đủ vật dụng cá nhân như các loại giấy tờ tùy thân, điện thoại, la bàn và cả là tiền mặt để đề phòng trường hợp sẽ dùng đến lúc khó khăn.

– Luôn đem theo đủ nước tránh tình trạng mất nước. Liên tục uống nước khoảng 15-20 phút/lần để cơ thể duy trì sức lực. Mất nước khiến máu đặc hơn, nhịp tim đập nhanh hơn, cơ thể rơi vào tình trạng đuối sức kiệt quệ.

– Cần mang theo lốp xe dự phòng, bơm mimi và dụng cụ sửa xe đa năng cũng như là biết cách để sửa chữa những vấn đề đơn giản thường gặp như vỏ xe bị thủng, đứt thắng, trùng xích.

Bo Sung Luong Nuoc Dung Cach Trong Qua Trinh Dap Xe 01

Cách bảo dưỡng xe đạp touring đơn giản tại nhà

  1. Giữ cho xe luôn sạch

Một chiếc xe đạp thường xuyên được làm sạch sẽ, giúp xe luôn đi nhanh và lướt dễ dàng hơn, ngoài ra, còn dễ bảo dưỡng hơn nhiều. Thông thường sẽ là 1 lần/tuần, thời gian có thể thay đổi tùy thuộc vào quãng đường và loại địa hình mà bạn đã đi.

Chú ý làm sạch những góc xe như phía mặt trong của bộ chuyển động, dây sên nếu để đất, bẩn dính lâu sẽ gây ra mắc kẹt, thậm chí rỉ sét và có thể dẫn đến tiếng rít trong suốt quá trình đạp xe.

Có thể bạn cũng quan tâm:  Phanh xe đạp giá bao nhiêu? Tổng hợp kiến thức và thông tin cần biết

Sau khi rửa sạch, làm khô xe đạp sau đó thêm dầu bôi trơn nhẹ vào bánh răng và xích trước khi lau bằng vải. Rửa kỹ như thế này là điều cần thiết sau khi đi xe trong thời tiết ẩm ướt, nó sẽ kéo dài tuổi thọ của các bộ phận.

  1. Giữ cho xe luôn khô ráo

Phải luôn đảm bảo rằng xe của bạn hoàn toàn khô ráo sau khi đi mưa. Bởi vì nước kẹt trong chuỗi và bộ truyền động sẽ khiến quá trình rỉ sét trở nên dễ dàng hơn.

Một bộ truyền động mới có thể thay thế, nhưng một chuỗi hỏng thì sẽ là một bất tiện lớn, chính vì vậy việc lau khô sau khi đi mưa là điều không thể bỏ qua.

  1. Kiểm tra dàn phanh

Cần kiểm tra thường xuyên phanh xe có bị mòn không và có thể dừng lại một cách an toàn và hiệu quả không? Kiểm tra kỹ lưỡng bố thắng, nếu để bố thắng bị quá mòn sẽ có nguy cơ bị hãm phanh trực tiếp lên phần kim loại hoặc carbon của vành bánh xe. Nhẹ là nó sẽ phát là tiếng kêu rin rít đầy khó chịu và nặng là bánh xe của bạn bị hỏng.

  1. Kiểm tra dây cáp

Việc kiểm tra các dây thắng, đề cũng rất quan trọng. Dây cáp không bao giờ đột nhiên bị đứt, chúng thường bị mòn sau một khoảng thời gian sử dụng, bạn sẽ khó nhìn thấy vì chúng ẩn bên dưới lớp vỏ cáp.

Kiểm tra dây cáp của bạn là điều cần phải được thực hiện định kỳ vì một bộ cáp được bảo trì tốt sẽ tăng tuổi thọ và hạn chế tình trạng đứt dây. Cứ sau vài tháng đặc biệt là trong mùa mưa, ăn mòn luôn là mối đe dọa.

Chỉ cần tháo cáp ra khỏi vỏ và kiểm tra cáp bị sờn hoặc ăn mòn. Sau khi kiểm tra bạn nên bôi một chút chất bôi trơn hoặc dầu mỡ vào dây cáp bằng trước khi đặt lại vào vỏ cáp. Ngoài ra, hãy kiểm tra phần vỏ cáp xem có bị tách và xoắn không vì đây cũng là nguyên nhân dẫn đến hao mòn cáp bên trong.

  1. Chú ý đến lốp xe của bạn

Trước mỗi lần kiểm tra, nếu lốp xe của bạn không bị mòn quá mức, bạn có thể nạy lốp ra sau đó kiểm tra kỹ lưỡng các vết cắt hoặc những vật lạ trong rãnh xe , rất có thể trong quá trình đạp những mảnh đá hay thuỷ tinh nhuyễn đã lọt hay găm vào lốp xe. Sau khi đã kiểm tra xong, bạn hãy loại bỏ bất kỳ thứ gì có thể gây thủng.

  1. Kiểm tra vành bánh xe

Đầu tiên là kiểm tra căm xe đạp bằng cách bóp nhẹ cả hai căm vào nhau xem chúng có bị lỏng hay không, nếu có hãy siết nó lại.

Có thể bạn cũng quan tâm:  Cách chụp ảnh xe đạp theo phong cách vintage

Nếu vành lốp quá mỏng cũng có thể dẩn đến mẻ hoặc cong vành bánh xe, bạn nên cân nhắc cùng với thợ sửa xe về việc thay vành. Hơn nữa, nếu bạn chạy một thời gian và vào một ngày đẹp trời, bạn cảm thấy bánh xe bị rung, lắc, đó là lúc bạn cần kiểm tra vào siết chặt phần ốc tại trục bánh xe (hubs).

  1. Kiểm tra yên và cốt yên

Cần kiểm tra chiều cao của yên xe hiện tại có phù hợp với chiều cao của bạn không. Nếu đã phù hợp với chiều cao của bạn thì ta kiểm tra độ chắc chắn của yên xe sau đó xiết chặc ốc.

Nơi bạn cần kiểm tra tiếp theo là cốt yên xe. Cốt yên sau khi chạy lâu ngày sẽ phát tiếng kêu do thói quen chúng ta chỉ vệ sinh nhanh những nơi không cần phải tháo rời. Để kiểm tra, trước tiên bạn cần một cần chỉnh lực để tháo vòng kẹp và cốt yên ra khỏi gióng đứng sau đó vệ sinh và tra dầu chuyên dụng kỹ lưỡng, nếu nặng hơn bạn có thể mua phụ tùng bên ngoài về để thay thế những phần bị hư hỏng.

  1. Dựng xe thẳng đứng

Nên cố gắng tìm cách để giữ tay lái xe đạp của mình song song với sàn khi không sử dụng. Hầu hết mọi người đều cho rằng nên dựa xe đạp vào tường thì xe đạp của bạn sẽ không đột ngột đổ. Nhưng điều này sẽ gây ra sự lệch tâm cho xe đạp của bạn.

  1. Chú ý đến các vết trầy của xe

Tâm lý chung, ta sẽ bỏ qua những vết xước trên xe mà không biết rằng những vết xước này là nguyên nhân cho những vết gỉ lớn sau này, đồng thời làm giảm độ chắc chắn của khung.

Nếu bạn tìm được màu tương xứng với màu xe đạp cũ của bạn thì bạn có thể sơn lại tại các vết xước. Nếu bạn không muốn có một vệt màu khác với phần còn lại của chiếc xe đạp của mình, bạn có thể sử dụng sơn móng tay sơn tại vết trầy để tránh hiện tượng rỉ sét.

  1. Bảo dưỡng tại các địa chỉ uy tín

Thông thường khoảng 6 tháng bạn nên đi bảo dưỡng một lần. Khi chạy xe trong khoảng thời gian dài ít nhiều cũng có những hư hại. Việc kịp thời phát hiện và sửa chữa sẽ tránh được những hư hại lớn sau này.

Bao Duong Xe Dap

Bảo dưỡng xe đạp touring tại địa chỉ uy tín